Mách bạn các lỗi sai khi dùng ấm siêu tốc khiến ấm nhanh hỏng và mất an toàn

Hiện nay, ấm đun nước siêu tốc đang là món đồ gia dụng trong các hộ gia đình Việt Nam. Hầu như gia đình nào cũng sắm một chiếc vì chúng rất tiện lợi và gọn gàng. Nhiều người thậm chí còn chuộng ấm siêu tốc hơn ấm truyền thống hay lò vi sóng, bởi chúng có lượng nước vừa đủ chỉ trong tích tắc. Tuy nhiên không phải vì thế mà ai cũng biết cách sử dụng ấm siêu tốc tốt nhất. Đảm bảo rằng bạn đã mắc ít nhất 1 trong các lỗi trong danh sách này. Chị em nhanh chóng thay đổi cách sử dụng ấm đun nước siêu tốc để đảm bảo an toàn cho cả nhà.

Không đổ đúng lượng nước quy định

Không đổ đúng lượng nước quy định
Không đổ đúng lượng nước quy định

Mỗi ấm đun đều có vạch quy định lượng nước thấp nhất (min) và cao nhất (max). Tuy nhiên đôi khi chỉ cần nấu một ít mà chị em lại không đổ đủ lượng nước theo vạch, hoặc đổ lố vạch khi cần nhiều hơn. Điều này rất dễ gây chập điện, cháy nổ. Phải hết sức chú ý đến 2 vạch này nhé mọi người.

Liên tục đun nước, sử dụng ấm

Đôi khi vì cần gấp hay cho rằng ấm đã nóng sẽ giúp đun sôi nước nhanh hơn, chúng ta đun hết ấm này đến ấm khác, không để cho ấm nghỉ ngơi. Điều này sẽ dẫn đến mâm nhiệt quá nóng, dễ bị cháy, chập điện. Do đó, phải cho ấm đun nghỉ một thời gian ngắn, hạ bớt nhiệt, sau đó mới cho nước mới vào đun tiếp.

Không đậy kín nắp ấm

Quên đóng kín nắp ấm sẽ khiến bạn mất nhiều thời gian để đun sôi nước hơn, đồng thời còn khiến điện không tự ngắt khi nước đã sôi nữa. Từ đây, nguy cơ chập, cháy ấm sẽ rất dễ xảy ra.

Hay đổ sạch nước trong ấm sau khi đun sôi

Sau khi nước sôi, chúng ta hay có thói quen đổ hết nước trong ấm ra. Thói quen này cần được bỏ ngay lập tức bởi khi ấm nước sôi, tuy công tắc điện được ngắt nhưng mâm nhiệt vẫn tiếp tục sinh nhiệt. Nếu không chừa lượng nước trong ấm, mâm nhiệt rất nhanh hỏng. Tốt nhất, chúng ta nên để khoảng 20ml nước trong ấm đun cho đến khi nguội hẳn rồi hãy trút cạn.

Không vệ sinh ấm

Vì tâm lý sợ ấm đun siêu tốc sẽ hỏng, chạm điện nên chị em nội trợ thường ngại vệ sinh chúng. Nhưng càng sợ, bạn đã vô tình khiến ấm đun siêu tốc chóng hỏng, giảm hiệu suất, rút ngắn tuổi thọ Cách làm vệ sinh ấm cũng không quá khó đâu nhé. Đầu tiên, bạn pha giấm và nước theo tỉ lệ 1:1 rồi đổ hỗn hợp vào khoảng 1/2 đến 3/4 ấm. Sau đó, đun sôi hỗn hợp, để yên đấy khoảng 15 đến 20 phút sau khi sôi rồi đổ hết nước, giấm trong ấm đi. Như vậy là ấm đun siêu tốc của bạn đã sạch tinh tươm rồi đấy.

Lỗi về sử dụng dây nguồn

Lỗi về sử dụng dây nguồn
Lỗi về sử dụng dây nguồn

Đừng vì lười biếng mà hại bản thân nhé. Trước khi cắm ấm đun, hãy đảm bảo rằng tay phải thật khô, dây nguồn; và phích cắm cũng phải tuyệt đối khô, không dính nước. Khi cắm và rút; phải cầm ở phích cắm, tuyệt đối không cầm dây nguồn, rất dễ bị giật nếu dây bị hở.

Hay để nước đã đun trong ấm, khi cần dùng thì bật lên

Nhiều người lại có thói quen để nguyên trong bình, lúc cần dùng thì bật lên nấu lại; việc đun đi đun lại không ảnh hưởng tới chất lượng nước nhưng làm tăng hóa đơn tiền điện.

Bởi công suất của bình siêu tốc rất lớn (600 – 2.500 W). Vì vậy, việc đun đi đun lại nước gây tốn kém điện năng tiêu thụ không đáng có.

Để nâng cao hiệu quả sử dụng cũng như tiết kiệm nhiều điện hơn, bạn nên sử dụng kèm một chiếc phích giữ nhiệt. Khi đun nước bằng ấm siêu tốc, nếu không dùng hết thì nên rót ngay vào phích để giữ nhiệt.

Đun ấm trong phòng có quạt, máy lạnh

Đun ấm siêu tốc trong phòng có máy lạnh có thể làm tổn thất lượng nhiệt của cả ấm đun siêu tốc và máy lạnh. Ấm siêu tốc đun nước khi để trước các luồng gió của quạt; máy lạnh cũng sẽ khiến gia đình bạn tiêu tốn nhiều năng lượng điện hơn. Lúc này, không chỉ ấm siêu tốc bị tổn thất lượng nhiệt; mà cả máy lạnh cũng bị tổn thất nhiệt.

Đọc các bài tiếp theo trên trang irtecinc.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *