Trẻ nhỏ cần tránh ăn những loại cá chứa nhiều thủy ngân

Các món ăn chế biến từ cá mang lại rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể và sức khỏe con người. Nhưng cá có chứa một lượng thủy ngân nhất định, có thể gây ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh. Các chuyên gia dinh dưỡng và sức khỏe sẽ giải đáp thắc mắc của cha mẹ bằng cách hiển thị hàm lượng thủy ngân trong mỗi loại cá.

Thủy ngân là chất có trong tự nhiên, nếu mức độ hấp thụ thấp sẽ vô hại đối với cơ thể con người, nhưng ăn quá nhiều cá có thể gây ngộ độc thủy ngân. Theo các chuyên gia nghiên cứu, một lượng lớn thủy ngân khi đi vào cơ thể con người có thể gây ra các bệnh nguy hiểm liên quan đến hệ thần kinh, hệ tiêu hóa, hệ miễn dịch, da, phổi. Đặc biệt là trẻ nhỏ cần tránh xa những loại cá có chứa thủy ngân để tránh gây ảnh hưởng cho cơ thể bé.

Các ngừ đại dương, cá ngừ vây dài

Thịt cá ngừ đại dương
Thịt cá ngừ đại dương

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, hàm lượng thủy ngân cao; có thể gây tổn thương đến hệ thần kinh, tác động xấu đến não. Ngoài ra, nhiễm thủy ngân cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.

Thủy ngân có mặt ở khắp mọi nơi, ngay cả trong không khí.

Phần lớn các loại cá, hải sản đều chứa thủy ngân và chỉ khác nhau ở mức ít hay nhiều. Các loài cá ăn thịt thường chứa hàm lượng thủy ngân cao hơn. Cá càng to, sống càng lâu thì lượng thủy ngân hấp thụ vào cơ thể càng nhiều.

Không phải loại cá ngừ nào cũng chứa nhiều thủy ngân. Tuy nhiên, cá ngừ đại dương, cá ngừ vây dài có mức thủy ngân tủng bình đã được cảnh báo. Bà bầu và trẻ nhỏ muốn ăn cá ngừ nên chọn loại đóng hộp; vì chúng thường làm từ cá ngừ sọc.

Cá thu vua và cá đuối

Loại cá này chứa tương đối nhiều omega-3; rất bổ dưỡng đối với bà bầu và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nó cũng được xếp vào danh sách cá có chứa hàm lượng thủy ngân cao. Nguyên nhân là do cá thu vốn là loại ăn tạp. Thức ăn của chúng rất dễ nhiễm thủy ngân và các chất độc khác.

Cá đuối tuy là đặc sản nhưng không phải món ăn mà phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ nên sử dụng. Giống như các loại cá nêu trên, cá đuối cũng được xếp vào danh sách cá dễ nhiễm độc thủy ngân ở mức cao.

Cá tuyết, cá vược, cá chình

Món cá tuyết nướng
Món cá tuyết nướng

Cá tuyết giàu omega-3 tốt cho sức khỏe của bà bầu. Tuy nhiên, một số giống cá tuyết đã được xếp vào danh sách cá chứa nhiều thủy ngân; chẳng hạn như cá tuyết Chile. Loại cá tuyết có sọc đen vẫn an toàn nếu không ăn quá 1 lần/tuần.

Theo tính toán, 120 gram cá vược có thể chứa hàm lượng thủy ngân vượt đến 119% mức cho phép. Ngoài ra, loại cá này không chứa nhiều omega-3. Do đó, mẹ bầu tốt nhất không cần phải ăn loại cá này.

Cá chình cũng là một loại cá được xếp vào nhóm có hàm lượng thủy ngân cao. Ngoài ra, chúng có thể hấp thụ nhiều tạp chất có hại khác từ nguồn nước bị nhiễm chất thải công nghiệp và nông nghiệp.

Cách chế biến đúng cách để không gây hại

Để giảm thiểu nguy cơ nhiễm độc thủy ngân và các chất độc khác, mẹ bầu nên lưu ý chế biến đúng cách. Dưới đây là một vài mẹo để chọn lựa và chế biến mà bạn cần biết:

– Tất cả các loại hải sản thường xuyên ăn bao gồm tôm, cá và hàu nên được nấu chín kỹ để loại bỏ hết chất độc.

– Nghêu, hàu, trai và hến cần được nấu chín cho đến khi vỏ mở ra. Nếu khi nấu không thấy vỏ mở chứng tỏ chúng đã hỏng, không nên ăn..

– Nên mua thực phẩm tươi, mới. Sơ chế sạch sẽ rồi bảo quản trong tủ lạnh nếu bạn chưa ăn ngay.

– Không nên ăn cá sống, các món ăn từ sushi vì sẽ có nguy cơ nhiễm khuẩn cao hơn.

– Mẹ bầu nên ăn cá theo đúng số lượng được bác sĩ khuyến nghị và tránh ăn quá nhiều.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *