Top 5 sai lầm hàng đầu khi cho con ăn dặm mà mẹ cần lưu ý

Khi nào thì trẻ bắt đầu ăn dặm? Khi trẻ được 6 tháng tuổi, sữa mẹ không còn là nguồn cung cấp đủ đầy đủ dưỡng chất cho con và thay vào đó ăn dặm là biện pháp tốt nhất để trẻ có thể hấp thụ đầy đủ các dưỡng chất. Tuy nhiên, tùy theo thể trạng của trẻ mà bố mẹ cần có sự tư vấn xây dựng một chế độ ăn dặm phù hợp với con. Bởi bố mẹ thường gặp rất nhiều sai lầm khi cho con ăn dặm. Vì vậy, để quá trình ăn dặm của con hiệu quả, bố mẹ có thể tham khảo ngay bài viết bên dưới của irtecinc.com nhé!

Khi nào bắt đầu cho bé ăn dặm?

Giai đoạn ăn dặm trẻ cần ăn bổ sung vì nhu cầu năng lượng tăng. Từ khi bé được 6 tháng tuổi năng lượng từ sữa mẹ chỉ đủ cung cấp khoảng 450kcal/ngày, trong khi đó giai đoạn này trẻ cần khoảng gần 700kcal/ngày.

Do vậy, ăn dặm đúng cách là cần thiết để bù đắp khoảng cách thiếu hụt năng lượng này và lượng thức ăn trong các bữa ăn dặm cũng cần tăng lên khi trẻ lớn lên (tăng về số lượng và đậm độ đặc dần lên), nếu không đảm bảo đủ bữa ăn dặm trẻ sẽ còi cọc, phát triển chậm. Hơn nữa trong giai đoạn này, lượng sắt dự trữ không còn, do vậy trẻ sẽ thiếu sắt nếu chỉ được cung cấp từ nguồn sữa mẹ, do vậy ăn dặm sẽ là nguồn cung cấp đủ lượng sắt cần thiết bù đắp sự thiếu hụt đó. Nếu cơ thể trẻ không có đủ lượng sắt cần thiết trẻ sẽ bị thiếu máu. Khoảng thiếu hụt sắt lớn nhất vào lúc trẻ 6 -12 tháng và nguy cơ thiếu máu lớn nhất cũng ở nhóm tuổi này.

Khi nào bắt đầu cho bé ăn dặm?
Khi nào bắt đầu cho bé ăn dặm?

Trước 4 tháng tuổi, cơ thể trẻ chưa có đủ men amylase để tiêu hóa chất bột. Do vậy, nếu cho bé ăn dặm trước 4 tháng dễ khiến bé dễ chán sữa mẹ nên bú ít đi, dẫn đến tình trạng thiếu hụt các dưỡng chất thiết yếu, quan trọng từ sữa mẹ.

5 sai lầm thường gặp khi cho bé ăn dặm

Dùng nước hầm xương để nấu cháo

Một số phụ huynh nghĩ rằng nước hầm xương sẽ giúp bé mau “cứng”. Điều này hoàn toàn sai. Trong nước xương, nước thịt có rất ít chất đạm (0.6g/100ml), rất ít canxi (33.5 mg/100 ml). Chất đạm và canxi rất cần thiết cho sự phát triển của bé.

Nó lại là những chất khó hòa tan trong nước nên bé cần phải được ăn cả xác thịt. Nên chỉ dùng nước hầm xương thôi thì không cung cấp được các chất dinh dưỡng cần thiết cho bé.

Không dùng dầu ăn trong thức ăn của bé

Không dùng dầu ăn trong thức ăn của bé
Không dùng dầu ăn trong thức ăn của bé

Loại thực phẩm này thường bị nghi  là “thủ phạm” làm cho bé ho, táo bón, biếng ăn… Nhưng thực ra dầu ăn thuộc nhóm thực phẩm giàu chất béo. Trẻ em rất dễ tiêu hóa dầu mỡ. Trong sữa mẹ, tỷ lệ chất béo chiếm 50% năng lượng mà bé vẫn tiêu hóa tốt và rất nhanh đói. Dầu ăn có nhiều năng lượng giúp bé chóng lớn và là nguồn cung cấp acid béo không no cần thiết cho sự phát triển hệ thần kinh của bé.

Chưa nắm rõ giá trị dinh dưỡng của thực phẩm

Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng của bé là mẹ không hiểu rõ giá trị dinh dưỡng của thực phẩm nên không cung cấp đúng và đủ những chất dinh dưỡng mà bé cần. Ví dụ:

  • Cháo của bé được nấu theo công thức gồm: gạo, khoai tây, cà rốt, nước hầm xương.

Gạo và khoai tây cùng chung nhóm bột đường, cà rốt thuộc nhóm rau, nước hầm xương không có giá trị dinh dưỡng đối với bé, nên bữa ăn của bé thừa chất bột đường mà thiếu chất đạm và chất béo.

  • Thay thực phẩm giàu chất đạm như  thịt, cá, trứng, tôm… bằng bơ.

Mẹ cần biết rằng: Bơ (Butter) và phô mai (Cheese) đều là sản phẩm của sữa. Nhưng bơ là thực phẩm giàu chất béo (83.5% chất béo, 0.5% chất đạm). Phômai là thực phẩm giàu đạm (25.5% chất đạm, 30.9% chất béo). Nguyên tắc là các thực phẩm trong cùng một nhóm mới thay thế được lẫn nhau .

Vì vậy, bơ chỉ có thể thay cho cho dầu ăn mà thôi.

Chưa quan tâm đến thông tin dinh dưỡng trên các sản phẩm

Chưa quan tâm đến thông tin dinh dưỡng trên các sản phẩm
Chưa quan tâm đến thông tin dinh dưỡng trên các sản phẩm

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại bột được pha chế sẵn, tiện lợi cho các bà mẹ. Tuy nhiên, một số bà mẹ quan tâm đến hàng “nội” hay hàng “ngoại” hơn là thông tin dinh dưỡng. Một số bé được ăn toàn loại bột “xách tay” mà càng ngày càng suy dinh dưỡng vì lý do; hàng ngoại nên hướng dẫn cũng bằng tiếng nước ngoài, không đọc được nên mẹ không biết rằng phải cho thêm sữa hoặc các thực phẩm giàu đạm vào bột. Vì thực ra đó chỉ là bột gạo thuần túy mà thôi!

Cho bé ăn “cháo dinh dưỡng” chưa đúng cách

Một số bà mẹ cho con ăn cháo dinh dưỡng khi chính họ cũng không tin vào chất lượng sản phẩm. Rất dễ nhận ra  loại “cháo dinh dưỡng” mà “không dinh dưỡng” vì các thực phẩm giàu đạm (theo lời người bán): cá, thịt, tôm, lươn… đều có dạng sền sệt như bột.

Cần sáng suốt khi chọn thực phẩm cho con. Bạn phải nhận diện rõ ràng các loại thực phẩm: rau ra rau, thịt ra thịt … chứ không phải một hỗn hợp bột màu đỏ mà gọi là tôm, hỗn hợp màu trắng mà gọi là thịt gà! Và nhớ rằng một chén cháo đủ chất dinh dưỡng cho bé phải có: 1 muỗng canh thực phẩm giàu đạm (thịt, cá..); 1 muỗng canh rau; và 1 muỗng canh dầu ăn. Tránh sai lầm để bé yêu có sức khỏe tốt, các bạn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *