Tìm hiểu nguyên nhân và cách chăm sóc trẻ bị béo phì

Hiện nay, bệnh béo phì đã trở thành một trong những vấn đề đáng báo động đối với sức khỏe của trẻ em. Vấn đề này không chỉ ảnh hưởng đến cơ thể của trẻ mà còn ảnh hưởng đến tâm lý, bé rất dễ bị mặc cảm về ngoại hình của mình. Đặc biệt, béo phì còn gây ra rất nhiều bệnh ảnh hưởng lớn đến sức khỏe sau này của trẻ. Vì thế, việc điều chỉnh chế độ ăn uống cũng như tập luyện sao cho cân đối để bé không bị béo phì là điều hết sức cần thiết. Dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn phương pháp chăm sóc trẻ béo phì hiệu quả, cùng tham khảo nhé!

Vì sao trẻ thừa cân?

Trẻ bị thừa cân, béo phì là do chế độ ăn giàu năng lượng vượt quá nhu cầu của cơ thể nhất là năng lượng từ chất béo. Tuy nhiên ăn nhiều chất đạm, bột đường cũng bị thừa cân béo phì. Bởi vì các chất này khi vào cơ thể dư thừa đều có thể chuyển hóa thành chất béo dự trữ.

Một số trường hợp trẻ ít hoạt động thể lực là yếu tố song hành, nguy cơ cao gây thừa cân béo phì. Trẻ thường dành thời gian cho hoạt động tĩnh như xem ti vi, đọc chuyện, chơi điện tử…mà ít luyện tập thể dục thể thao.

Một số nghiên cứu cho thấy ở những trẻ suy dinh dưỡng thấp còi, trẻ nhẹ cân hoặc cân nặng lúc sinh quá cao… lớn lên dễ bị thừa cân béo phì.

Vì sao trẻ thừa cân, béo phì?
Vì sao trẻ thừa cân, béo phì?

Các nhà nghiên cứu khoa học cũng cho biết yếu tố di truyền về thừa cân béo phì thì chưa được chứng minh đầy đủ. Tuy nhiên trong gia đình cha mẹ bị thừa cân béo phì thì con cái có nguy cơ bị thừa cân béo phì.

Những nguy hiểm khi bị béo phì ở trẻ em

Cha mẹ đừng nên xem thường chứng thừa cân – béo phì ở trẻ. Tình trạng này có thể để lại nhiều hệ quả như:

  • Trẻ em béo phì có nguy cơ mắc các bệnh mạn tính như hen suyễn; ngưng thở khi ngủ; các vấn đề về xương khớp; tiểu đường tuýp 2, suy thận…
  • Trẻ béo phì cũng có nhiều yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim hơn so với những trẻ có cân nặng bình thường. Các yếu tố nguy cơ bao gồm huyết áp cao, xơ vữa động mạch, cholesterol cao… Trong một nghiên cứu với nhóm trẻ ở độ tuổi 5-17, gần 60% trẻ thừa cân có ít nhất một yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim mạch; 25% có hai hoặc nhiều yếu tố nguy cơ
  • Trẻ em thừa cân – béo phì có nhiều khả năng bị béo phì khi trưởng thành. Tình trạng này kéo theo một loạt vấn đề sức khỏe về thể chất và tinh thần. Cụ thể, người lớn bị béo phì có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2; bệnh tim và một số bệnh ung thư

Phương pháp chăm sóc trẻ béo phì

Mẹ hãy nhớ rằng, mục tiêu khi chăm sóc trẻ thừa cân – béo phì là giảm tốc độ tăng cân nhưng cho phép tăng trưởng và phát triển bình thường. Đối với những trẻ dưới 7 tuổi, cần chú trọng tăng chiều cao chứ không giảm cân. Chỉ thực hiện giảm cân cho trẻ trên 7 tuổi bị béo phì nặng hoặc trẻ trên 2 tuổi béo phì có biến chứng.

Sau đây là những biện pháp chăm sóc trẻ béo phì hiệu quả mà mẹ có thể áp dụng:

Xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh

Xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh
Xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh

Nguyên tắc chung

Nguyên tắc của việc cân bằng lượng calo là cho trẻ ăn các thực phẩm cung cấp đủ dinh dưỡng nhưng có lượng calo thấp hoặc trung bình. Thực đơn của trẻ nên:

  • Bao gồm nhiều rau, trái cây và các thực phẩm chứa carbs tốt như yến mạch, gạo lứt, ngũ cốc…
  • Có sữa ít béo hoặc không béo và các sản phẩm từ sữa như phô mai, sữa chua không đường…
  • Có nguồn protein từ thịt nạc, thịt gia cầm, cá, các loại đậu…
  • Vắng bóng các loại thức uống có đường, có ga, thực phẩm chứa nhiều đường (chè, kem, bánh ngọt…). Và chất béo bão hòa (thịt nguội, thịt hộp, xúc xích, lòng đỏ trứng gà…)

Lưu ý

Bên cạnh đó, mẹ cần lưu ý những điều sau khi chăm sóc trẻ thừa cân – béo phì:

  • Cho trẻ ăn các phần ăn có kích thước hợp lý. Đảm bảo lượng thức ăn của trẻ nằm trong khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng. Chẳng hạn, mỗi ngày trẻ 6-11 tuổi cần 8-13 đơn vị ngũ cốc; 4-6 đơn vị đạm; 4-6 đơn vị sữa… Một đơn vị ngũ cốc tương đương ½ bát cơm/80g bún; 1 đơn vị đạm tương đương 38 thịt lợn nạc/34g thịt bò/44g cá; 1 đơn vị sữa tương đương 100ml sữa tươi/100g sữa chua/15g phô mai…
  • Khuyến khích trẻ uống nhiều nước
  • Cố gắng nấu ăn ở nhà: Nấu thức ăn tại nhà là cách tốt nhất để kiểm soát lượng chất béo và đường mà trẻ nạp trong mỗi bữa ăn. Do đó, mẹ hãy cố gắng tự mình đảm nhận việc chế biến thức ăn hàng ngày cho trẻ. Nếu thỉnh thoảng phải đưa trẻ ra ngoài ăn, mẹ vẫn có thể kiểm soát khẩu phần ăn của con bằng cách tránh gọi các món có nước sốt; bỏ qua món tráng miệng; ưu tiên gọi salad…
  • Hướng trẻ đến những món ăn vặt bổ dưỡng ít calo. Chẳng hạn như 1 quả táo cỡ trung bình; 1 quả chuối cỡ trung bình; 1 cốc quả việt quất; 1 chén nho…

Cân bằng dinh dưỡng nhờ chế độ vận động

Cân bằng dinh dưỡng nhờ chế độ vận động
Cân bằng dinh dưỡng nhờ chế độ vận động

Nếu chỉ xây dựng cho trẻ một thực đơn thấp calo. Mẹ sẽ khó lòng khắc phục được tình trạng thừa cân – béo phì ở trẻ. Một nguyên tắc bắt buộc khi chăm sóc trẻ béo phì là khuyến khích trẻ tăng cường vận động. Không chỉ giúp quản lý cân nặng, vận động thường xuyên còn thúc đẩy trẻ phát triển chiều cao.

Trẻ nên tham gia ít nhất 60 phút hoạt động thể chất với cường độ vừa phải, vào hầu hết các ngày trong tuần. Hãy nhớ rằng trẻ em bắt chước người lớn. Thế nên, bố mẹ hãy bắt đầu bằng cách vận động mỗi ngày và khuyến khích trẻ cùng tham gia. Một số hình thức tập luyện thích hợp với trẻ là đi bộ nhanh, đá bóng, bơi lội, nhảy dây, khiêu vũ… Tạo điều kiện cho trẻ làm việc nhà như quét dọn nhà cửa, tưới cây… cũng giúp tiêu hao năng lượng hiệu qu

Song song đó, mẹ cần hạn chế thời gian trẻ ngồi một chỗ thụ động. Hãy giới hạn thời gian trẻ xem tivi, chơi trò chơi hoặc lướt web. Thời gian không quá 2 giờ mỗi ngày với trẻ trên 6 tuổi. Và dưới 1 giờ/ngày với trẻ 2-6 tuổi. Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyến nghị không xem truyền hình đối với trẻ em từ 2 tuổi trở xuống.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *