Bệnh tay chân miệng ở trẻ em – Cách chăm sóc và phòng bệnh

Bệnh chân tay miệng là một loại bệnh truyền nhiễm thưởng xảy ra ở trẻ em. Bệnh thường bùng phát mạnh vào những thời điểm giao mùa và rất dễ lây lan trong cộng đồng. Bên cạnh việc điều trị tại các cơ sở y tế, bố mẹ cũng có thể chăm sóc và điều trị tại nhà. Tuy nhiên cần tuân theo khoa học, để quá trình hồi phục nhanh hơn. Vậy bố mẹ nên và không nên làm gì trong quá trình chăm sóc con bị chân tay miệng tại nhà? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của irtecinc.com để hiểu rõ hơn nhé!

Tay chân miệng là gì?

Bệnh tay chân miệng là một loại bệnh truyền nhiễm. Bệnh có khả năng lây lan nhanh từ người này sang người khác. Và lây chủ yếu qua đường tiêu hóa. Mầm bệnh chính là từ nước bọt, phỏng nước và phân của những người bị nhiễm bệnh; do virus đường ruột gây ra.

Bệnh tay chân miệng có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là ở trẻ em dưới 5 tuổi. Đặc biệt là ở nhóm dưới 3 tuổi. Tay chân miệng là bệnh lành tính. Tuy nhiên nếu không chăm sóc và điều trị đúng cách có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: viêm não; viêm màng não; viêm cơ tim; phù phổi cấp tính dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện kịp thời.

Triệu chứng của bệnh

Triệu chứng của bệnh tay chân miệng
Triệu chứng của bệnh tay chân miệng

Giai đoạn ủ bệnh: virus sẽ xâm nhập vào cơ thể trẻ.  Và có thời gian ủ bệnh từ 3 – 7 ngày trước khi khởi phát với các triệu chứng rõ rệt.

Giai đoạn khởi phát: trong từ 1 – 2 ngày. Ở giai đoạn này bé nhiễm bệnh sẽ có triệu chứng như sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, lười ăn, tiêu chảy.

Giai đoạn toàn phát: kéo dài trong 3 – 10 ngày; với các triệu chứng tiêu biểu của bệnh như:

  • Loét miệng: vết loét đỏ, các vết phỏng nước đường kính từ 2 – 3 mm ở niêm mạc miệng, lưỡi, lợi; làm cho trẻ bị đau miệng, bỏ ăn, tăng tiết nước bọt.
  • Các nốt phát ban dạng phỏng nước: các nốt phát ban này ở trong lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông. Các nốt phát ban sẽ tồn tại trong khoảng 7 ngày và tự biến mất nhưng sẽ để lại vết thâm. Không loét và ít khi bội nhiễm.
  • Sốt nhẹ
  • Nôn

Lưu ý, các trường hợp nhẹ thì trẻ sẽ phục hồi hoàn toàn trong khoảng từ 8 – 10 ngày. Trường hợp bệnh nặng, nếu trẻ bị sốt cao và nôn nhiều lần sẽ có nguy cơ biến chứng về thần kinh, tim mạch, hô hấp. Các biến chứng này thường xuất hiện từ 2 – 5 ngày của bệnh. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây tử vong.

Bệnh tay chân miệng lây truyền qua các con đường nào?

Bệnh tay chân miệng truyền từ người này sang người khác thông qua dịch tiết mũi họng (nước bọt, đờm hoặc chất nước mũi), chất lỏng từ mụn nước hoặc bong vảy và phân. Do đó, bạn rất dễ bị mắc bệnh nếu:

  • Hít thở không khí sau khi người bệnh ho hoặc hắt hơi
  • Chạm vào người bệnh hoặc tiếp xúc gần gũi khác (hôn, ôm, hoặc chia sẻ cốc hoặc dụng cụ ăn uống)
  • Chạm vào phân của người bệnh chẳng hạn như thay tã, sau đó chạm vào mắt, mũi hoặc miệng của bạn
  • Chạm vào các vật và bề mặt có virus như tay nắm cửa hoặc đồ chơi, sau đó chạm vào mắt, mũi hoặc miệng của bạn

Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị tay chân miệng

Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị tay chân miệng
Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị tay chân miệng

Cách chăm sóc

Việc chăm sóc bệnh tay chân miệng đúng cách sẽ giúp cho trẻ tránh được các biến chứng nguy hiểm. Với những bé bị bệnh tay chân miệng ở thể nhẹ, tức là chỉ có mụn nước và loét miệng thì cha mẹ có thể tự chăm sóc và theo dõi điều trị ở nhà. Bạn có thể thực hiện theo các bước như sau:

  • Cho trẻ ăn thức ăn dễ tiêu và uống nhiều nước mát. Không cho trẻ ngậm vú nhựa, ăn thức ăn thô cứng. Đặc biệt là các loại thức ăn, đồ uống có vị chua, cay
  • Chỉ nên cho bé uống thuốc hạ sốt và giảm đau paracetamol. Các loại thuốc còn lại nếu dùng phải do bác sĩ kê đơn. Bổ sung đủ nước cho bé nếu bé sốt cao bị mất nước
  • Vệ sinh miệng cho trẻ bị tay chân miệng bằng dung dịch sát khuẩn
  • Ở các vết thương hở ngoài da do phỏng nước để lại nên dùng các loại dung dịch sát khuẩn để tránh bội nhiễm
  • Cho trẻ súc miệng bằng nước muối sinh lý nếu trẻ làm được
  • Cách ly trẻ bị bệnh với những trẻ chưa nhiễm bệnh. Người lớn khi chăm sóc trẻ bệnh tay chân miệng cũng nên đeo khẩu trang. Và rửa tay sạch bằng xà phòng để sát khuẩn. Tránh lây lan sang những trẻ khác
  • Quần áo, tã lót hay vật dụng của trẻ bị bệnh cần được ngâm dung dịch sát khuẩn như cloramin B 2%. Hoặc có thể luộc qua nước sôi và sử dụng riêng biệt cho từng trẻ
  • Khi chăm sóc trẻ bị tay chân miệng cần tắm rửa và vệ sinh nhẹ nhàng cho bé hàng ngày bằng nước sạch để tránh bị nhiễm khuẩn
  • Theo dõi sát sao tình trạng bệnh của bé để khi có dấu hiệu bất thường có thể ứng biến kịp thời

Lưu ý

Lưu ý: bệnh tay chân miệng trẻ em có khả năng lây lan mạnh nhất trong 1 tuần đầu tiên phát bệnh. Và virus gây bệnh có thể tồn tại trong phân đến vài tháng sau. Vì vậy khi chăm sóc trẻ bị tay chân miệng cần chú ý điều này để có biện pháp phòng tránh lây nhiễm bệnh sang trẻ khác.

Khi thấy trẻ có các triệu chứng như sốt cao kéo dài từ 48 tiếng trở đi, quấy khóc, nôn nhiều lần, ngủ lịm, run tay chân, hay bị giật mình nhất khi trẻ thức, thở nhanh, mạch nhanh, đi loạng choạng – những dấu hiệu cảnh bảo biến chứng nguy hiểm, cần đưa bé đến bệnh viện ngay để điều trị kịp thời, tránh hậu quả đáng tiếc xảy ra.

Cách phòng tránh bệnh tay chân miệng

Hiện nay vẫn chưa có vắc xin phòng bệnh tay chân miệng. Do vậy, các bậc cha mẹ có thể phòng bệnh tay chân miệng cho trẻ bằng những cách sau:

  • Thường xuyên rửa tay chân cho trẻ bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn. Đặc biệt là trước và sau khi ăn, đi vệ sinh
  • Phụ huynh cần đeo khẩu trang, vệ sinh cá nhân; rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi chăm sóc bé. Đặc biệt là lúc thay quần áo, tã, tiếp xúc với phân, nước bọt hay khăn trải giường của bé
  • Vệ sinh sạch các vật dụng như đồ chơi, tay nắm cửa, thanh vịn, lan can sàn nhà
  • Lau sàn nhà bằng nước lau sàn
Cách phòng tránh bệnh tay chân miệng
Hand, foot and mouth disease of kid; Shutterstock ID 1120602863; Purchase Order: -; Segment/Job: -; Client/Licensee: –

Nếu chẳng may trẻ đã bị bệnh tay chân miệng thì trong khoảng thời gian từ 10 – 14 ngày kể từ ngày phát bệnh cần cách ly những bé bị bệnh tại nhà, không cho bé đến nhà trẻ, trường học hoặc những nơi đông người để tránh lây lan. Sử dụng nhà vệ sinh hợp lý; phân hay các chất thải của bệnh nhân cần được thu gom và xử lý đúng cách, không để phát bệnh.

Khi nào cần đưa trẻ tái khám ngay?

Phụ huynh lưu ý khi trẻ có biểu hiện một trong các dấu hiệu cảnh báo nặng sau, PHẢI đưa trẻ đến bệnh viện ngay, bất kể trong đêm:

  • Sốt cao
  • Thở bất thường
  • Quấy khóc liên tục
  • Khó ngủ hoặc ngủ li bì hoặc ngủ gà
  • Giật mình, hốt hoảng, chới với
  • Ngồi không vững hoặc đi loạng choạng
  • Run tay, chân hoặc co giật
  • Vả mồ hôi
  • Nôn ói nhiều, bỏ ăn, bỏ bú
  • Yếu tay chân
  • Da nổi bông, vân tím hoặc xanh tái

Hy vọng qua bài viết này các bậc phụ huynh đã có thêm kiến thức cơ bản về các dấu hiệu, cách chăm sóc và phòng bệnh tay chân miệng trẻ em. Trong quá trình chăm sóc trẻ bị tay chân miệng, nếu thấy bất cứ dấu hiệu bệnh chuyển nặng nào, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *